a7no1-baoloc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

forum của lớp mình đây. Mong các bạn ủng hộ hết mình

Latest topics

» khai giảng năm cuối cấp
by nguyen_t2ha Sat Oct 09, 2010 11:06 pm

» aj chơi game audition dô!
by garu Fri Jun 11, 2010 8:36 pm

» trời,!!!!!!!!!!!!!11
by NHO Sat Apr 17, 2010 9:14 pm

» pix...hậu văn nghệ :)
by NHO Sat Apr 17, 2010 9:09 pm

» phụ kiện hiphop_style nO.1
by nguyen_t2ha Fri Feb 19, 2010 7:54 pm

» vài nét về graffiti
by nguyen_t2ha Fri Feb 19, 2010 7:15 pm

» newbie break nah
by garu Fri Feb 19, 2010 6:56 pm


You are not connected. Please login or register

Mưa Sao Băng Hãy Cầu Nguyện Nha Các Bạn

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Vit Kon


ma mới
ma mới

Khi sao băng băng Perseids đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 100 sao băng mỗi giờ. Hiện tượng này đã được quan sát từ khoảng 2.000 năm và được đặt tên theo chòm sao Perseus, hướng mà từ đó sao băng xuất hiện.

Từ giữa tháng 7, Trái đất đi vào “đám mây sao băng Perseid”, được tạo thành từ hạt bụi còn sót lại trên quỹ đạo của sao chổi Swift-Tuttle. Sao chổi này có quỹ đạo quanh Mặt Trời là 130 năm và lần gần đây nhất nó đến gần Mặt Trời là năm 1992. Một số hạt bụi có tuổi khoảng 1.000 năm. Khi các hạt bụi này lao vào trong khí quyển Trái đất, chúng sẽ bốc cháy, tạo thành những vệt sáng trên bầu trời.

Mưa Sao Băng Hãy Cầu Nguyện Nha Các Bạn Saobang1
Những ngày qua mật độ sao băng Perseids đang tăng dần. Thống kê của IMO.
Trái đất đi vào vùng bụi có mật độ dày đặc nhất vào khoảng ngày 12/8 hàng năm, lúc đó có thể quan sát được sao băng với mật độ cao, khoảng 60 sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên, năm nay, cực đại mưa sao băng sẽ diễn ra vào ngày 13/8 và có thể “bữa tiệc sao băng” sẽ bị ánh trăng hạ huyền phá hỏng.

Mưa Sao Băng Hãy Cầu Nguyện Nha Các Bạn Saobang3
Sao băng có thể bất ngờ xuất hiện ở rất nhiều chỗ trên bầu trời nhưng đuôi sao băng luôn hướng về chòm sao Perseus.
Jonathan Shanklin, đến từ Hiệp hội thiên văn Anh, cho biết: “Được thấy một vệt sáng chói của sao băng bay qua bầu trời có thể sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời làm trỗi dậy niềm ham thích thiên văn trong bạn. Sao băng là những mảnh nhỏ còn lại của sao chổi, những thiên thể còn sót lại kể từ lúc hình thành Hệ Mặt trời. Nơi quan sát sao băng tốt nhất là nơi tối nhất”.

Nòoài ra, không nhất thiết phải trang bị một dụng cụ nào để quan sát sao băng. Có thể dùng ống nhòm nhưng như vậy sẽ giảm thiểu góc quan sát đi rất nhiều.

Hội bảo tồn di tích lịch sử Anh đã công bố chỉ dẫn về 7 địa điểm quan sát sao băng tốt nhất, trong đó có cả vùng duyên hải, khu bảo tồn thiên nhiên và công viên quốc gia. Trong chỉ dẫn cũng bao gồm bản đồ sao, pha Mặt trăng và đường đi tới địa điểm đó cũng những động vật hoang dã trong khu vực. Anh là nước quan sát sao băng tốt nhất trong năm 2009.

Ba trận mưa sao băng lớn sẽ diễn ra tiếp theo

Orionids (2/10 - 7/11). Ngày cực điểm: 21/10, mật độ 30 sao một giờ . Chòm sao Orion - Tráng Sĩ
Leonids (10/10 - 21/10). Ngày cực điểm: 17/10, mật độ có thể hơn 100 sao một giờ. Chòn sao Leo - Sư Tử
Geminids (7/12 - 17/12). Ngày cực điểm: 14/12, mật độ 120 sao một giờ. Chòm sao Gemini - Song Tử

Admin


Admin
Admin

đứng đâu mới nhìn thấy

http://a7bl.co.cc

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết